Tìm hiểu về các trường hợp đặc biệt của câu bị động

Thảo luận trong 'Loại khác' bắt đầu bởi leoelight, 5/4/17.

  1. leoelight

    leoelight Member

    Tìm hiểu về các trường hợp đặc biệt của câu bị động với các trường hợp: Câu bị động với động từ có 2 tân ngữ đi cùng, câu bị động với động từ khuyết thiếu, Câu bị động với câu mệnh lệnh thức.

    I- Cấu trúc câu bị động với động từ có 2 tân ngữ

    Trong một số trường hợp ta sẽ gặp một số câu có 2 tân ngữ đi sau động từ: Ví dụ: - He gave me a book. Ta nhận thấy rằng sau động từ: “gave” có 2 tân ngữ là “me” và “a book”. Trong 2 tân ngữ này thì “a book” được gọi là tân ngữ trực tiếp. Còn “me” được gọi là tân ngữ gián tiếp. Ta hiểu động từ “gave” ở đây là ta “cầm, nắm” “CÁI GÌ” ở trên tay rồi đứa “NÓ” cho “AI ĐÓ”. Và “CÁi GÌ” ở đây sẽ trực tiếp chịu tác động của động từ nên gọi là tân ngữ trực tiếp.

    Còn “AI ĐÓ” không trực tiếp chịu tác động của động từ nên gọi là tân ngữ gián tiếp. Ta có cấu trúc câu chủ động với động từ có 2 tân ngữ:

    S + V + Oi + Od.

    Trong đó: S (subject): Chủ ngữ, V (verb): Động từ, Oi là tân ngữ gián tiếp, Od là tân ngữ trực tiếp. Câu bị động sẽ có 2 trường hợp như sau:

    TH1: ta lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động: S + be + VpII + Od

    TH2: Ta lấy tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ trong câu bị động: S + be + VpII + giới từ + Oi

    Ví dụ: - Chủ động: She gave me an apple yesterday. (Cô ấy đưa cho tôi một quả táo ngày hôm qua.)

    S V Oi Od

    (me: tân ngữ gián tiếp; an apple: tân ngữ trực tiếp)

    - Bị động: TH1: I was given an apple yesterday. (Tôi được cho một quả táo ngày hôm qua)

    S be VpII Od

    Ta lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ nên “me” chuyển thành “I”.

    TH2: An apple was given to me yesterday. (Một quả táo được đưa cho tôi ngày hôm qua.)

    S be VpII

    Ta lấy tân ngữ trực tiếp “an apple” lên làm chủ ngữ và sau động từ phân từ 2 ta sử dụng giới từ “to”.

    Xem thêm: free toeic test online

    II- Cấu trúc câu bị động với các động từ khuyết thiếu

    Các động từ khuyết thiếu trong tiếng anh gồm có các động từ như: Can, could, would, should, may, might, need, must, ought to

    Chủ động : S + Modal V + V(nguyên thể) + O

    Chuyển thể bị động: S + modal V + be + VpII + (+ by + O)

    III- Cấu trúc câu bị động với “be going to”

    Chủ động: S + be + going to + V + O

    Chuyển thể bị động: S + be + going to + be + VpII + (by + O)

    IV- Cấu trúc câu bị động với câu mệnh lệnh thức

    Trong giao tiếp ta thường gặp câu: - Close the door! (Đóng cửa vào)

    Dạng chủ động: V + O

    Bị động: S + should/must + be + V-pII

    Ví dụ: - Chủ động: Clean the floor! (Hãy lau sàn nhà đi!)

    - Bị động: The floor should be cleaned! (Sàn nhà nên được lau đi)

    Xem thêm: thì tương lai đơn
     
    #1

Chia sẻ trang này