Tiêu chuẩn CE là gì? Tầm quan trọng của dấu CE đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Discussion in 'Chợ Linh Tinh' started by truongminhminh12a, Jul 19, 2017.

  1. CE là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp “Conformité Européene” nó có nghĩa là “ Sự phù hợp của Châu Âu”. Thuật ngữ ban đầu được sử dụng là “EC Mark” và nó đã được chính thức thay thế bằng “CE Marking” trong Chỉ thị 93/68 / EEC năm 1993. “CE Marking” hiện nay được sử dụng trong tất cả các tài liệu chính thức của EU.

    Tiêu chuẩn CE được in trên sản phẩm đồng nghĩa với việc công bố sản phẩm thỏa những yêu cầu tối thiểu về an toàn theo quy định của châu Âu, và được chấp nhận tại hầu hết các nước trên thế giới. Chứng nhận CE là bắt buộc đối với hàng hóa và được coi như hộ chiếu thương mại vào thị trường Châu Âu (và cả một số nước khác ngoài Châu Âu như Mỹ, Malaysia, Úc, Iran…). Nếu không có chứng nhận CE thì hàng hóa sẽ bị Hải quan nước nhập khẩu thu giữ và không cho phép hàng hóa lưu thông vào nước của họ.

    Liên minh châu Âu đã đưa ra một loạt các biện pháp để đơn giản hóa việc lưu thông hàng hóa trên toàn Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực thương mại tự do châu Âu (EFTA). Một số các biện pháp được gọi là các “Chỉ thị tiếp cận mới”. Các “Chỉ thị tiếp cận mới” cung cấp cách kiểm soát trên thiết kế sản phẩm và trên tất cả, tìm cách hài hòa các yêu cầu an toàn sản phẩm trên khắp châu Âu.

    Các chỉ thị bao gồm một phạm vi rất rộng các lĩnh vực bao gồm cả các sản phẩm xây dựng, thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị áp lực. Mục tiêu chính của họ là để đảm bảo rằng các sản phẩm được thiết kế tốt, và an toàn cho người sử dụng.

    Ở châu Âu, nơi các “Chỉ thị tiếp cận mới” có hiệu lực bắt buộc đối với các nhà sản xuất. Hay nói cách khác đó là luật pháp mà các nhà sản xuất ở Châu Âu buộc phải tuân thủ. Nên họ được phép gắn dấu CE trên sản phẩm để công bố sản phẩm đạt chuẩn. Và họ phải chịu trách nhiệm đối với công bố của mình. Tuy nhiên, nếu sản phẩm không đúng như trong tuyên bố, thì mặt hàng này sẽ bị cấm bán vĩnh viễn trên thị trường EU. Trong trường hợp đó, nhà sản xuất sẽ bị truy tố và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc bồi thường các ảnh hưởng do sản phẩm không đạt chuẩn gây ra. Thường thì các nhà sản xuất ở Châu Âu có các phòng thí nghiệm để kiểm tra sản phẩm trước khi gắn dấu CE Marking trên sản phẩm.

    Đối với các nhà sản xuất nằm ngoài Châu Âu và không có văn phòng đại diện tại Châu Âu sẽ không được phép tự công bố đạt CE. Mà phải có sự kiểm tra xác nhận của bên thứ ba, gọi là các tổ chức đánh giá có thẩm quyền. Các tổ chức này sẽ đánh giá sản phẩm và hồ sơ kỹ thuật theo các chỉ thị và tiêu chuẩn của Châu Âu một cách độc lập và cấp chứng nhận cho sản phẩm, nếu đạt yêu cầu. Một điều lưu ý là tổ chức chứng nhận phải có văn phòng ở Châu Âu và phải có giấy phép. Các hồ sơ kiểm tra đánh giá phải được lưu trữ tại Châu Âu để làm bằng chứng và phải luôn sẵn sàng xuất trình khi có yêu cầu.

    EUROCERT là một tổ chức chứng nhận và kiểm định độc lập được khối liên minh Châu Âu công nhận và tín nhiệm, cùng với đó hơn 20 tổ chức quốc tế công nhận và phê duyệt. Với hàng trăm nghìn khách hàng trên toàn thế giới, EUROCERT đã trao hơn 100.000 chứng nhận với nhiều ngành nghề khác nhau. EUROCERT cho thấy kinh nghiệm của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng với kinh nghiệm và sự kết hợp mạng lưới nội địa và quốc tế mang lại giải pháp tối ưu cho khách hàng.

    Thông tin liên hệ: http://eurocert.com.vn/dich-vu/chung-nhan-san-pham/chung-nhan-ce-marking.html

    Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà Vietbuilding, Số 2, Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy, Hà Nội
    Tel: 04 6258 0311 ; Fax: 04 6258 0411

    Hồ Chí Minh: Tầng 9, Số 68, Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
    Tel: 08 6276 0286, Fax: 08 3727 3920
     
    #1

Share This Page