1.Tinh bột là thực phẩm không thể thiếu với hệ tiêu hóa Tuy không thực sự hấp dẫn như những thực phẩm khác nhưng tinh bột lại là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn và chiếm khoảng 1/3 tổng lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày. Đó là lí do vì sao ở các Á Đông thường phải ăn cơm còn các nước phương tây phải ăn bánh Mỳ thường xuyên. Tinh bột có nhiều trong gạo, bún, phở, bánh mì, ngũ cốc, các loại đậu… không chỉ chứa nhiều carbonhydrate mà còn là nguồn cung cấp chất xơ, sắt và canxi, giúp cơ thể dễ tiêu hóa. Hãy để ý và thấy rằng nếu trong khoảng 2,3 ngày bạn không tiếp nạp tinh bột thì dạ dày sẽ có những phản ứng dữ dội. Điều đó đã nói lên tầm quan trọng của tinh bột với hệ tiêu hóa. Xem thêm: Đầu tư forex 2.Thịt nạc và cá Ngày nay chúng ta nghe nhiều những cảnh báo về tác hại của việc lạm dụng thịt cá đối với hệ tiêu hóa và tim mạch. Tuy nhiên, thịt và cá lại là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của bạn. Nó là thành phần không thể thay thế đã cung cấp chất béo, chất đạm cho cơ thể và góp phần cân bằng dinh dưỡng. Các loại thịt nạc cũng góp phần làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Chú ý không nên ăn nhiều thịt đỏ vì các loại thịt đỏ có hàm lượng chất béo cao. 3.Gừng giúp bảo vệ hệ tiêu hóa vượt trội Gừng là bài thuốc dân gian hữu hiệu trong việc điều trị các hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua…Nếu bạn bị các hiện tượng này, hãy ngậm một lát gừng hoặc uống ly trà gừng nóng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Điều này là nhờ vào các thành phần có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ của gừng, từ đó giúp hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, thức ăn lại dễ ôi thiu, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa nên bạn đừng quên dự trữ gừng trong nhà. Không chỉ là vị thuốc chữa bệnh, giảm cân, gừng còn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa. 4.Cà rốt – người bạn thân thiết của hệ tiêu hóa Cà rốt là loại thực phẩm được trồng ở hầu hết các vùng khí hậu khác nhau. Trong củ cà rốt có chứa một lượng lớn carotene dồi dào. Carotene có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể con người, giúp sáng mắt, đẹp da và phát triển trí não. Hơn nữa, thành phần chất xơ dồi dào trong cà rốt còn rất tốt cho dạ dày. Theo y học cổ truyền, bạn có thể ăn cà rốt để cải thiện lá lách và gan, tăng cường chức năng đường ruột và dạ dày, bảo vệ mắt và tăng cường miễn dịch đối với các bệnh khác nhau. 5.Kim chi muối tốt cho hệ tiêu hóa Kim chi là một món ăn truyến thống của đất nước Hàn Quốc, thường được làm bằng bắp cải, củ cải, hành tây, cùng với rất nhiều các loại gia vị khác nhau. Ngày nay, món ăn này đã được phổ biến ra nhiều quốc gia khác trên thế giới. Với nguyên liệu chủ yếu là rau củ quả đã được lên men nên kim chi có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ruột kết. Thành phần cải là một loại chất xơ không tiêu hóa, do đó, nó giúp loại bỏ chất thải, có lợi cho việc đi tiêu. Tuy nhiên, món này có thể có nhiều gia vị, vì vậy nó có thể không là một lựa chọn tốt nếu bạn không thích hợp với những món ăn cay. Bạn có thể giảm nồng độ cay xuống và chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỗi ngày để bảo vệ và chăm sóc tốt hệ tiêu hóa. Xem thêm: Sàn forex 6.Sữa uống lên men Sữa lên men là nguyên liệu cực kì tốt cho hệ tiêu hóa. Bằng việc bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột, sữa uống lên men giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện những ảnh hưởng từ chế độ ăn uống không khoa học và những thực phẩm không lành mạnh. Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ tiêu hóa, bạn nên chọn sữa uống lên men có chứa khuẩn Lactobacillus casei Shirota nưh sữa chua. Không giống như hầu hết những chủng khuẩn bình thường khác trong sữa chua, khuẩn Lactobacillus casei Shirota có khả năng sống sót qua dịch vị dạ dày và dịch vị mật, tiến đến ruột vẫn sống, hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Loại sữa này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn uống. 7.Khoai lang là thực phẩm nhuận tràng tốt nhất Khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn có chức năng chữa bệnh. Từ lâu, đông y đã xem khoai lang là một trong những phương pháp nhuận tràng, trị táo bón và tiêu chảy hiệu quả. Khoai lang có chứa một lượng lớn vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, acid amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết như kẽm, sắt, canxi… góp phần quan trọng vào sức khỏe cơ thể. Đặc biệt, thành phần vitamin C và các acid amin rất có lợi cho hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh và dễ dàng hơn. Trong trường hợp bạn bị đầy hơi, táo bón, ăn nhiều dầu mỡ, có hệ tiêu hóa kém, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn khoảng 100 g khoai lang mỗi ngày, tốt nhất là khoai luộc, nhằm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. 8.Bắp cải tốt cho dạ dày Bắp cải được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng ít ai biết rằng, trong cải bắp có một chất chống loét gọi là vitamin U, giúp chữa loét dạ dày – tá tràng, ngăn ngừa và chữa viêm dạ dày – ruột, viêm đại tràng. Tuy nhiên do vitamin U bị phân huỷ ở nhiệt độ cao, nên dùng nước ép cải bắp tươi để đạt hiệu quả cao nhất. Để thì tránh tình trạng nhiễm độc từ thuốc bảo vệ thực vật ở những bẹ lá bên ngoài thì chúng ta chỉ nên sử dụng phần bẹ lá bên trong của bắp cải để xay nhuyễn. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1.000ml, chia làm 4 – 5 lần. Điều trị liền trong vòng 2 tháng, sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa quá sâu.