Thoái hoá khớp cổ tay cũng là một dạng thoái hoá khớp thường gặp ở cả nam và nữ giới. Làm sao tìm được cách chữa thoái hóa khớp cổ tay hiệu quả nhất, quan trọng là bạn cần biết nguyên nhân gây bệnh là gì? CÓ nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, cùng bài viết này điểm mặt 2 nguyên nhân chính của tình trạng này nhé! Bệnh thoái hóa khớp tay có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có 2 nguyên nhân chính là do tuổi tác và giới tính. Các bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp bàn tay nói riêng, tỉ lệ nữ mắc bệnh luôn cao hơn nam, do phải thường xuyên làm các công việc nội trợ như giặt giũ, nấu ăn, các công việc tay chân trong gia đình… đồng thời phụ nữ đến đỗ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường thiếu hụt canxi lớn hơn, vì vậy dễ bị thoái hóa khớp hơn. Bên cạnh đó có thể nói bệnh thoái hóa khớp là một bệnh liên quan mật thiết với tuổi tác, tuổi càng cao thì bệnh càng gia tăng do hiện tượng lão hóa các chức năng của cơ thể, lúc này lượng máu đến nuôi các vùng khớp nói chung và khớp tay nói riêng giảm sút một cách đáng kể khiến có các đĩa sụn thiếu chất dinh dưỡng, suy giảm chức năng, dần dần tác động tới hệ thống xương khớp, gây bệnh thoái hóa khớp. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như tai nạn lao động, gãy xương hoặc chấn động mạnh làm rạn, nứt xương hoặc mắc các bệnh như tiểu đường, gút…làm xương tay bị tổn thương, dẫn tới hiện tượng thoái hóa khớp tay. Ít vận động ở người cao tuổi cũng là một nguyên nhân gây bệnh cần được chú ý. Việc điều trị bao gồm kháng viêm giảm đau toàn thân hay tại chỗ kèm theo các biện pháp vật lý trị liệu nâng đỡ chống biến dạng khớp. Có thể thay khớp khi bệnh quá nặng. Riêng về bệnh lý thoái hóa khớp ngón tay, việc điều trị bao gồm thuốc, nẹp bất động khớp nếu quá đau. Tình trạng cứng khớp buổi sáng hay sau khi ngủ trưa dậy có thể cải thiện bằng việc ngâm nước nóng, xoa bóp bằng các gel có hoạt chất kháng viêm. >> điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y Để phòng ngừa và tránh những biến chứng nghiêm trọng các bệnh cơ – xương – khớp ở tay tốt nhất, khi gặp các triệu chứng đau nhức khớp, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn. Tránh tự ý mua thuốc giảm đau cấp tốc, bởi trong nhiều trường hợp, các bệnh về khớp có biểu hiện giống nhau nên dễ bị kết luận nhầm. Cần phải chụp X-quang để xác định rõ tình trạng bệnh hoặc phải qua phẫu thuật mới có thể trị khỏi. Hơn nữa, bất cứ ai cũng cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao, chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất… ngay từ khi chưa xuất hiện các dấu hiệu đau khớp để tránh bệnh phát triển. >> thoái hoá đốt sống lưng