Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 515

Thảo luận trong 'Chợ Linh Tinh' bắt đầu bởi thienminh123, 11/4/17.

  1. thienminh123

    thienminh123 Member

    Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính của DN được dùng để phản hành các phát sinh liên quan đến HĐ tài chính của DN. Hãy cùng tìm hiểu kết cấu và nội dung của tài khoản 515.

    Bên Nợ:

    – Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);

    – Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”.

    Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

    Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
    Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

    a) Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn đầu tư:

    – Khi nhận được thông báo về quyền nhận cổ tức, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, ghi:

    Nợ 138 – Phải thu khác

    Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

    – Trường hợp nếu cổ tức, lợi nhuận được chia bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì doanh nghiệp phải phân bổ số tiền lãi này, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó, ghi:

    Nợ 138 – Phải thu khác (tổng số cổ tức, lợi nhuận thu được)

    Có các 121, 221, 222, 228 (phần cổ tức, lợi nhuận dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư)

    Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần cổ tức, lợi nhuận của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này).

    – Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia đã sử dụng để đánh giá lại giá trị khoản đầu tư khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá: Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư tài chính được đánh giá tăng tương ứng với phần sở hữu của doanh nghiệp cổ phần hoá trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của bên được đầu tư, doanh nghiệp cổ phần hoá phải ghi tăng vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. Sau đó, khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính:

    Nợ 138 – Phải thu khác (tổng số cổ tức, lợi nhuận thu được)

    Có các 121, 221, 222, 228 (phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư).


    b) Định kỳ, khi có bằng chứng chắc chắn thu được khoản lãi cho vay (bao gồm cả lãi trái phiếu), lãi tiền gửi, lãi trả chậm, trả góp, ghi:

    Nợ 138 – Phải thu khác

    Nợ các 121, 128 (nếu lãi cho vay định kỳ được nhập gốc)

    Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

    Bằng chứng chắc chắn thu được các khoản phải thu này bao gồm:

    – Khoản phải thu gốc không bị coi là nợ khó đòi thuộc đối tượng phải trích lập dự phòng hoặc nợ không có khả năng thu hồi, không thuộc diện bị khoanh nợ, giãn nợ;

    – Có xác nhận nợ và cam kết trả nợ của bên nhận nợ;

    – Các bằng chứng khác (nếu có).

    c) Khi nhượng bán hoặc thu hồi các khoản đầu tư tài chính, ghi:

    Nợ các 111, 112, 131…

    Nợ 635 – Chi phí tài chính (nếu bán bị lỗ)

    Có các 121, 221, 222, 228

    Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu bán có lãi).

    d) Trường hợp hoán đổi cổ phiếu, kế toán căn cứ giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về và giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi, ghi

    Nợ các 121, 228 (chi tiết cổ phiếu nhận về theo giá trị hợp lý)

    Nợ 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về nhỏ hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi)

    Có các 121, 228 (cổ phiếu mang đi trao đổi theo giá trị ghi sổ)

    Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về lớn hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi).

     
    #1

Chia sẻ trang này